Thức dậy uể oải và lời khuyên khởi đầu ngày đầy năng lượng

  1. Đi ngủ đúng cách. Không uống các loại nước uốc kích thích từ chiều hôm trước, không uống nhiều rượu vào bữa tối, không tập thể dục trước khi đi ngủ.
  2. Luôn luôn cố gắng thức dậy sớm, kể cả vào cuối tuần. Duy trì nhịp sinh học để biết khi nào cơ thể cần nghỉ ngơi. Đồng thời, việc dậy sớm, chúng ta có thời gian dành cho bản thân và gia đình (tập luyện, chuẩn bị đồ ăn buổi sáng và buổi trưa…).
  3. Đừng bấm nút hoãn báo thức. Việc tiếp tục ngủ sẽ làm giấc ngủ bị phân mảnh, không sâu và thất thường nên rất mệt mỏi.
  4. Ngủ dậy đừng tung chăn và ngồi dậy ngay. Hãy mở mắt, thức dậy, ra khỏi giường một cách từ từ. Đây cũng là trách việc sốc nhiệt cho cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ.
  5. Mở cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời. Ánh sáng là thành phần chính ảnh hưởng đến nhịp sinh học nên làm bạn tỉnh táo hơn. Nếu không có ánh sáng tự nhiên có thể dùng đèn phòng ngủ có thể từ từ sáng lên, mô phỏng ánh sáng mặt trời lúc bình minh. Việc mở cửa cũng sẽ giúp lưu thông không khí sạch trong phòng ngủ, giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
  6. Gập chăn màn như một việc khởi đầu của ngày mới. “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới. Hãy bắt đầu bằng việc thu dọn giường ngủ của bạn. Nếu mỗi ngày đều dọn dẹp giường, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên của ngày. Nó sẽ cho bạn cảm giác tự hào để tiếp tục làm những điều to lớn hơn.” – Trích trong bài phát biểu truyền cảm hứng tại Đại học Texascủa Đô đốc William H. McRaven, năm 2014. Nhưng đừng gập chăn ngay sau khi thức dậy, hãy giũ và để nó thoáng trong vòng vài phút, giúp loại bỏ những khí các bon níc cơ thể ta thải ra trong quá trình ngủ.
  7. Uống nước khi vừa mới ngủ dậy giúp tỉnh táo, bổ sung lượng nước đã mất và giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Có nhiều thời gian, bạn hãy chuẩn bị những thứ đồ uống giúp rửa ruột, giảm cân như nước ép cần tây, nước chanh đào pha mật ong… Không được thì đơn giản bằng một ly nước ấm.
  8. Hít thở yoga. Hình thức phổ biến nhất là cách thở 3 phần (Dirga Pranayama): Trong bài tập hít thở này, mỗi nhịp hít vào được chia tách làm 3 lần. Lần 1 hít vào một lượng hơi vừa đủ làm sao cho bụng của bạn phồng lên, lần 2 lại hít lượng hơi để cho ngực phồng và nâng lên, lần cuối hít vào đầy phổi và làm sao để xương đòn nâng lên. Lúc thở ra cũng thực hiện làm 3 phần với lần lượt; xương đòn, ngực và bụng xẹp xuống. Thực hiện khoảng 10 đến 20 nhịp thở, khi thở hãy thả lỏng toàn thân.
  9. Tập thể dục buổi sáng. Tập 20 phút nhẹ nhàng. Có thể tập Yoga, thái cực quyền hoặc bất cứ môn thể thao nào mà bạn thích, miễn là duy trì đều đặn. Thể dục giúp khởi động cơ thể, chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu một ngày mới.
  10. Tắm rửa buổi sáng làm loại bỏ mồ hôi sau khi tập cũng như sự khó chịu không cần thiết. Con người thoải mái giúp khởi đầu một ngày làm việc thật hiệu quả.
  11. Bữa sáng giàu ptotein (thịt, gia cầm, hải sản, đậu Hà Lan, các sản phẩm chế biến từ đậu nành, trứng…). Hạn chế tinh bột và những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường vì chúng sẽ được chuyển hóa rất nhanh, khiến cho bạn nhanh mệt vào cuối buổi sáng. Những người nghiện trà, cà phê, thường bắt đầu buổi sáng bằng một tách trà, cà phê như một loại đồ uống giúp tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
  12. Chọn lọc thông tin: trong 30 phút khi thức dậy không đọc những cái liên quan đến công việc. Sử dụng âm nhạc để đánh thức. Nhưng những người bận rộn, coi trọng công việc, sẽ dành thời gian buổi sáng sớm check email, sắp xếp công việc một ngày, nạp tin tức liên quan.
  13. Trước khi bước chân đi làm hoặc bắt đầu công việc, không ngừng cổ vũ bản thân. Đứng trước gương và hô to lên các câu mang tính khích lệ: mình thật tuyệt vời, mình thật xinh đẹp, mình sẽ làm được, mọi thứ sẽ qua mau thôi, hôm nay là bất đầu một ngày mới… Đây là một dạng tự kỉ ám thị rất tốt giúp tạo động lực cho buổi sáng./.

Bình luận về bài viết này